Chuyển Đổi Số Sẽ Thất Bại Nếu Không Khắc Phục Những Khó Khăn Này!

Để quá trình chuyển đổi số đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy tìm hiểu và giải quyết 5 khó khăn lớn mà hầu hết các doanh nghiệp đều đang gặp phải. 

Chuyển đổi số luôn tìm ẩn nhiều khó khăn dành cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số luôn tìm ẩn nhiều khó khăn dành cho doanh nghiệp

Ngày nay, chuyển đổi số được xem là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, theo McKinsey, có đến ⅔ doanh nghiệp đã thất bại khi nỗ lực số hóa tổ chức của mình. Nguyên nhân rất có thể xuất phát từ 5 khó khăn lớn dưới đây.

Một dự án chuyển đổi số bao gồm rất nhiều phần trong nó như: khả năng chi tiêu của doanh nghiệp, năng lực của nhân viên, văn hóa công ty, cơ sở hạ tầng công nghệ,… Dù vậy, điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần xác định rõ đó chính là những yếu tố đã, đang và sẽ cản trở kế hoạch của bạn.

Sai lầm từ trong tư duy và tâm thế thay đổi của chủ doanh nghiệp

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chuyển đổi số không chỉ phụ thuộc vào công nghệ. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất vẫn là văn hóa làm việc của tổ chức và nhận thức của “đầu tàu” doanh nghiệp.

Tư duy của nhà lãnh đạo quyết định rất lớn đến sự thành công của chuyển đổi số

Tư duy của nhà lãnh đạo quyết định rất lớn đến sự thành công của chuyển đổi số

Một bộ phận lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam chưa có nhiều hiểu biết về công nghệ. Do đó, họ cần tìm đến sự tư vấn, giúp đỡ của các chuyên gia. Tuy vậy, cũng không nên giao hết nhiệm vụ cho đơn vị thuê ngoài. Bản thân doanh nghiệp, đặc biệt là các nhân sự chủ chốt trong doanh nghiệp cần tham gia vào việc này.

Một khảo sát uy tín của Enterprise cho biết, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số. Tuy vậy, khoảng 76% trong số đó lại không biết phải bắt đầu số hóa doanh nghiệp như thế nào.

Khi quyết định tham gia tiến trình chuyển đổi số, chủ doanh nghiệp phải nhận thức được tổ chức cần loại bỏ gần như hoàn toàn cách làm việc truyền thống. Đồng thời bước ra khỏi “vùng an toàn”, đón nhận cái mới. Đặc biệt là các nhà lãnh đạo lớn tuổi. Bản thân chủ doanh nghiệp nên là người tiên phong hiểu về chuyển đổi số, là tấm gương cho toàn bộ nhân viên của tổ chức.

Triển khai chuyển đổi số thường mất nhiều thời gian hơn so với kế hoạch

Trong thực tiễn, quá trình thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số lâu hơn so với thời gian dự kiến. Điều này có thể khiến doanh nghiệp tiêu hao nhiều chi phí hơn so với trong kế hoạch.

Quá trình chuyển đổi số thường sẽ trải qua 3 giai đoạn từ thấp đến cao:

  • Số hóa (Digitization): Là giai đoạn mà doanh nghiệp phải trải qua nếu muốn chuyển đổi số. Lúc này, doanh nghiệp di chuyển dữ liệu lưu trữ truyền thống (trên giấy) thành dữ liệu lưu trữ trên phần mềm máy tính hay Cloud.
  • Ứng dụng số hóa (Digitalization): Doanh nghiệp sẽ sử dụng các phần mềm hoặc ứng dụng công nghệ để loại bỏ các công việc hành chính thủ như ghi chép, thống kê số liệu, tìm kiếm thông tin…
  • Chuyển đổi số (Digital transformation): Doanh nghiệp thay đổi toàn bộ các thức vận hành, làm việc, từ đó tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.

Hầu hết các kế hoạch chuyển đổi số chỉ được xây dựng tới bước thứ hai thì doanh nghiệp đã cạn kiệt chi phí, thậm chí là đuối sức.

Quá trình thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số cần ít nhất từ hai đến năm năm để mang lại hiệu quả. Vì vậy, chúng ta không nên kỳ vọng vào việc thu hồi vốn trong thời gian ngắn.

Chờ đợi một giải pháp chuyển đổi số hoàn hảo

Không có một giải pháp nào là hoàn hảo và đáp ứng tất cả các yêu cầu, mong đợi của doanh nghiệp. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần biết cách kết hợp nhiều giải pháp cũng như công cụ khác nhau ví dụ như: CRM để quản lý mối quan hệ với khách hàng, HRM để quản lý nhân sự, hay phần mềm kế toán để quản lý hoạt động tài chính…

Chuyển đổi số không tập trung giải quyết khó khăn nhân viên

Khi chuyển đổi số, doanh nghiệp thường tập trung vào phát triển tính năng hơn là tối ưu trải nghiệm con người. Nhóm thực hiện dự án thường xem quá trình này như phát triển một dịch vụ riêng chứ không phải xuất phát từ khó khăn của nhân viên khi làm việc.

Hiện nay, chuyển đổi đổi số thường bắt nguồn từ mong muốn của lãnh đạo doanh nghiệp nhằm tăng trưởng doanh thu và nâng cao khả năng cạnh tranh chứ không xuất phát từ khó khăn của nhân viên. Bên cạnh đó, sự thiếu sót trong khâu tư vấn của đơn vị cung cấp giải pháp nên chuyển đổi số chỉ được áp dụng một phần chứ không phải toàn bộ doanh nghiệp. Dẫn đến thiếu tính liên kết giữa các bộ phận, tạo ra các trở ngại khi muốn nâng cấp, sử dụng thêm các công nghệ khác.

Nhân viên không thích nghi được với sự thay đổi

Trong một dự án chuyển đổi số, vai trò của con người chiếm đến 80% sự thành công hay thất bại. Thực hiện chuyển đổi số, đồng nghĩa rằng khung kỹ năng và năng lực của nhân viên sẽ thay đổi để thích nghi với công nghệ và quy trình vận hành mới.

Kỹ năng của nhân viên cần thích ứng với sự thay đổi của doanh nghiệp

Kỹ năng của nhân viên cần thích ứng với sự thay đổi của doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp tuân theo mô hình kinh doanh truyền thống đều tổ chức theo kiểu chia nhỏ thành các phòng ban với chức năng khác nhau. Nhưng khi thực hiện chuyển đổi số bạn cần áp dụng một cách tiếp cận khác. Con người, công nghệ và quy trình cần có sự kết hợp để tạo ra mô hình kinh doanh mới, dịch vụ mới. Lúc này, nhân viên cần học hỏi các kỹ năng mới cũng như trang bị kiến thức về công nghệ.

Kết luận

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu để doanh nghiệp có thể bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế toàn cầu, và xây dựng vị thế cạnh tranh vững mạnh. Hãy phát hiện và loại bỏ sớm những khó khăn nêu trên để doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt được những thành công vang dội trên con đường chuyển đổi số.

 

BÌNH CHỌN:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4 / 5. Phiếu bầu: 1

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

    YÊU CẦU TƯ VẤN DỊCH VỤ