90% Người dùng vẫn nhầm lẫn về khái niệm Private Cloud

Private Cloud hay điện toán đám mây riêng không còn là thuật ngữ xa lạ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, không ít những cá nhân và doanh nghiệp vẫn còn nhầm lẫn về khái niệm này. Họ cho rằng Private Cloud là phải xây dựng một hạ tầng điện toán đám mây riêng cho và tự mình vận hành, quản lý và duy trì. Đây là cách hiểu hoàn toàn sai lầm.

90% Người dùng vẫn nhầm lẫn về khái niệm Private Cloud

90% Người dùng vẫn nhầm lẫn về khái niệm Private Cloud

Vậy Private Cloud thực sự là gì? Các tính năng nào nổi bật nhất của điện toán đám mây riêng? Có nên áp dụng Private Cloud cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp không? Hãy cùng tìm hiểu những nội dung sau đây.

Private Cloud thực sự là gì?

Dịch vụ đám mây riêng (Private Cloud) là việc sử dụng các nền tảng mây ảo, dữ liệu và các ứng dụng trên đám mây một cách độc quyền.

Dịch vụ đám mây riêng là sử dụng các nền tảng mây ảo một cách độc quyền

Dịch vụ đám mây riêng là sử dụng các nền tảng mây ảo một cách độc quyền

Nhờ vào hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ mà Private Cloud cung cấp mức độ riêng tư và bảo mật cao hơn. Đảm bảo các hoạt động và dữ liệu của công ty an toàn và không bị nhà cung cấp bên thứ ba truy cập vào.

Các tính năng nổi bật của điện toán đám mây riêng

Với điện toán đám mây riêng, cơ sở hạ tầng trên đám mây vật lý được thiết lập chỉ dành cho 1 đơn vị duy nhất. Bạn có thể dễ dàng tạo các máy ảo trên đám mây riêng này. Nghĩa là chỉ có bạn mới có thể truy cập vào phần cứng, RAM, trình ảo hóa, kết nối mạng và lưu trữ.

Bạn có thể dễ dàng tạo các máy ảo trên đám mây riêng

Bạn có thể dễ dàng tạo các máy ảo trên đám mây riêng

Một số tính năng nổi bật nhất của điện toán đám mây riêng có thể kể đến là:

  • Có thể dễ dàng quản lý quan hệ của khách hàng.
  • Theo dõi tình trạng phần cứng như kết nối mạng, tính toán, lưu trữ.
  • Cung cấp mạng như cáp vật lý, địa chỉ IP, cấu hình Vlan.
  • Dựa trên SOW, bạn có thể phát triển màn hình tùy chỉnh.
  • Giám sát DDoS thể tích và phân tích lưu lượng mạng.
  • Runbook tùy chỉnh (Bạn có thể tùy chọn tính năng này).
  • Cấu hình các thiết bị, theo dõi và sao lưu dễ dàng.
  • Có thể truy cập vào trung tâm hệ điều hành mạng như Web, Email, điện thoại 24/7.
  • Cập nhật thường xuyên Firmware và các bản vá lỗi.
  • Thay đổi cấu hình dễ dàng theo yêu cầu của khách hàng.
  • Thay đổi phối hợp quản lý với nhóm.
  • Bộ nhớ hoạt động không vượt quá mức tối đa.
  • Tính linh hoạt, an toàn và tính sẵn sàng cao.
  • Có thể kết hợp với cơ sở hạ tầng và những đám mây khác.
  • Dễ dàng thay đổi tài nguyên như bộ nhớ, CPU, SAN mà không chết VM.
  • Cảnh báo, giám sát và hỗ trợ 24/7.
  • Có thể tùy chọn quản trị và cấu hình cơ sở hạ tầng bởi ServerCentral.

Ưu và nhược điểm của Private Cloud

Ưu điểm

  • Tăng cường bảo mật và quyền riêng tư: đám mây riêng luôn được tách biệt độc lập hoàn toàn. Tạo nên lớp bảo mật bổ sung mạnh mẽ nhờ tích hợp với chính sách truy cập từ xa với tường lửa.
  • Cải thiện độ tin cậy: nhờ vào khả năng phục hồi cực hoàn hảo mà Private Cloud luôn cung cấp độ tin cậy cao hơn với các đám mây công cộng.
  • Cải thiện hiệu suất: không có sự tranh chấp giữa các công ty với nhau vì quyền sở hữu riêng. Các tài nguyên trong cơ sở hạ tầng của bạn sẽ không có khả năng bị tấn công.
  • Tăng tính linh hoạt: Private Cloud có thể thu nhỏ hay mở rộng máy ảo dễ dàng.
  • Kiểm soát toàn bộ: bạn có thể định hình và xây dựng đám mây theo cách của mình. Ngoài ra bạn có thể dễ dàng cài đặt ứng dụng và hệ điều hành mong muốn. Có thể phân bổ tài nguyên theo bất cứ cách nào.
Có thể định hình và xây dựng đám mây theo cách của mình

Có thể định hình và xây dựng đám mây theo cách của mình

Nhược điểm

  • Chi phí: So với đám mây công cộng thì để sở hữu Private Cloud thì bạn luôn phải chịu mức chi phí cao hơn. Bạn cần một khoản vốn lớn nếu muốn xây dựng cho doanh nghiệp một đám mây riêng. Tuy nhiên bạn sẽ có mức phí thấp hơn nếu thông qua một nhà cung cấp thứ ba
  • Sử dụng lãng phí tài nguyên: Bạn cần quản lý, tối ưu hóa việc sử dụng để tránh lãng phí tài nguyên. Với một đám mây riêng thì đây là nguyên nhân mà chi phí tăng lên.
  • Khó khăn trong mở rộng nền tảng: Với Private Cloud khi có sự thay đổi lớn về nền tảng. Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn đám mây công cộng.
Cần quản lý, tối ưu hóa việc sử dụng để tránh lãng phí tài nguyên

Cần quản lý, tối ưu hóa việc sử dụng để tránh lãng phí tài nguyên

Ý nghĩa của điện toán đám mây riêng với công nghệ tương lai

Đám mây riêng có những lợi ích tương tự như đám mây công cộng. Về sức mạnh tính toán ảo hóa như tính linh hoạt, khả năng mở rộng. Nhưng Private Cloud có nhiều quyền kiểm soát hơn, bảo mật cũng như quyền riêng tư cao hơn nhiều lần.

Theo các chuyên gia kinh tế và các nhà khoa học thì Private Cloud như một bộ não trung tâm. Nó có thể điều khiển mọi hoạt động lưu trữ của toàn thế giới. Đám mây riêng là môi trường an toàn dùng riêng, chỉ có người dùng mới có thể vận hành và truy cập.

Hiện nay trên thị trường, điện toán đám mây riêng đang được nhiều doanh nghiệp nghiên cứu và áp dụng vào công việc kinh doanh.

Dịch vụ Dedicated Cloud (máy chủ đám mây riêng) của ODS

Đến với dịch vụ Dedicated Cloud của ODS bạn sẽ được trải nghiệm:

  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ và múi giờ tương ứng.
  • Với đội ngũ kỹ thuật và chăm sóc khách hàng được đánh giá tốt nhất trong Data Center tại Việt Nam.
  • Hỗ trợ kỹ thuật tuyệt đối 24/7/365.
  • Hỗ trợ khách hàng tương tác với Telco.
  • Cam kết dịch vụ đến 99,9%.
Dịch vụ Dedicated Cloud của ODS

Dịch vụ Dedicated Cloud của ODS

Với tốc độ ổn định, liên tục và được hỗ trợ 24/7 mà ODS ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng. Đến với ODS ngay hôm nay để nhận được nhiều gói ưu đãi nhất nhé!

BÌNH CHỌN:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5 / 5. Phiếu bầu: 2

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

    YÊU CẦU TƯ VẤN DỊCH VỤ