Dữ liệu “đám mây” – Mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc

Công nghệ điện toán đám mây ngày càng được sử dụng phổ biến. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển cơ sở hạ tầng, dữ liệu quan trọng lên đám mây. Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình điện toán phát triển dựa trên các công nghệ máy tính bằng kết nối Internet, và chính là nền tảng Cloud Server

điện toán đám mây

Dữ liệu “đám mây” – Mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội phát triển, dịch vụ điện toán đám mây cũng tồn tại những thách thức nhất định. Đó chính là hạn chế về việc thiếu quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Nếu không bảo mật đám mây cẩn thận, dữ liệu của bạn có thể bị thâm nhập, đánh cắp bất cứ lúc nào. Vậy giải pháp nào cho doanh nghiệp vượt qua thách thức bảo mật dữ liệu trên đám mây? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Dữ liệu điện toán đám mây – Mục tiêu tấn công của tin tặc

Có 50% số doanh nghiệp trên thế giới sử dụng Cloud Server, hoặc ít nhất một nền tảng đám mây để chuyển đổi kỹ thuật số, và đạt sự hài lòng của khách hàng.

điện toán đám mây

Sự tấn công của tin tặc gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Cloud Server giải quyết được nhiều vấn đề về chi phí, Uptime, bảo hành cho các doanh nghiệp. Có thể nói, Cloud Server là một trong những giải pháp máy chủ tốt nhất hiện nay.

Cloud Server với nền tảng là công nghệ đám mây còn giúp doanh nghiệp thúc đẩy 83% khối lượng công việc (năm 2020). Cũng chính sự bùng nổ của nền tảng công nghệ này, mà một lượng lớn dữ liệu giá trị cao đã có trên đám mây. Lượng dữ liệu khổng lồ này không ngừng tăng trưởng theo cấp số nhân. 

Ngoài ra, bản chất của điện toán đám mây cũng khiến nó dễ bị tấn công bởi tin tặc, các tội phạm mạng. Đã có không ít trường hợp dữ liệu bị xâm phạm trong đám mây, bao gồm nhiều dữ liệu quý giá như hồ sơ sức khỏe, dữ liệu marketing data, dữ liệu bầu cử,… Điều này gây thiệt hại không hề nhỏ cho đơn vị sở hữu các dữ liệu này. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của bảo mật đám mây và nhu cầu duy toàn vẹn dữ liệu.

Các vụ tấn công dữ liệu đám mây trong thực tế

Có không ít doanh nghiệp đã gặp vấn nạn thất thoát dữ liệu, tấn công trên đám mây trong nhiều năm qua do lưu trữ trên đám mây.

điện toán đám mây

Các vụ tấn công dữ liệu đám mây trong thực tế

Vụ tấn công Cloud Snooper

Gần đây nhất, vụ tấn công Cloud Snooper đã gây ra nhiều thiệt hại. Tin tặc sử dụng Rootkit đẩy lưu lượng truy cập độc hại thông qua một khách hàng AWS, sau đó vượt qua hệ thống tường lửa của nền tảng đám mây này, phát tán trojan truy cập từ xa trên nền tảng.

Lộ khóa API của Starbuck

Starbuck cũng đã từng để lộ khóa API, chúng rơi vào tay Hacker, và hiển nhiên quyền truy cập vào các hệ thống nội bộ bị đánh cắp. Các tin tặc thao túng danh sách người dùng được ủy quyền, có toàn quyền sử dụng hệ thống dữ liệu này cho nhiều mục đích riêng. 

Sự cố rò rỉ API của GitHub

Vào tháng 3/2019, sự cố rò rỉ API lớn nhất được ghi nhận đã diễn ra. 100.000 kho lưu trữ GitHub đã bị rò rỉ khóa mật mã và Token API. Hệ thống có thể được truy cập tự do trong khoảng 6 tháng. Vụ bê bối này gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tổ chức có liên quan.

Tấn công dữ liệu đám mây vào tổ chức Capital One

Một vụ tấn công dữ liệu đám mây khác với quy mô cực lớn cũng đã nhắm vào tổ chức Capital One. Các tin tặc triển khai chiến dịch SSRF quy mô lớn, thành công chiếm thông tin xác thực AWS. Sau đó các đối tượng này sử dụng dữ liệu này đánh cắp thông tin cá nhân của hơn 100 triệu khách hàng Capital One. Không cần phải nói, thiệt hại gây ra vô cùng lớn, uy tín của Capital One cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Giải pháp tăng cường bảo mật cho doanh nghiệp/ IT 

Tăng cường bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng. Dưới đây là các giải pháp mang lại hiệu quả cho bảo mật dữ liệu trên mây:

  • Sử dụng dịch vụ Cloud Server
  • Phần mềm Shielded VMs của Google
  • Chọn nhà cung cấp uy tín

Sử dụng dịch vụ Cloud Server

Cloud Server có hệ thống bảo mật nhiều lớp, tân tiến, bảo mật toàn diện dữ liệu ra vào trên hệ thống. Công nghệ đám mây ngày càng phát triển, khả năng bảo mật của các nền tảng này cũng hoàn thiện hơn theo thời gian. Tuy nhiên, song hành với đó các thủ đoạn tấn công của tin tặc cũng ngày càng tinh vi hơn.  

Để luôn bảo đảm an toàn dữ liệu đám mây, doanh nghiệp, IT cần không ngừng cập nhật phần mềm, công nghệ bảo mật tân tiến nhất. Đồng thời cập nhật phiên bản mới của nền tảng Cloud, để đảm bảo mọi lỗ hổng được phát hiện và vá kịp thời.

Phần mềm Shielded VMs của Google

Google cũng đã phát hành Shielded VMs để bảo vệ các Cloud Server khỏi Rootkit. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác cũng tung ra các công nghệ bảo mật đám mây mới để đảm bảo an toàn dữ liệu cho khách hàng. Riêng với bản thân người sử dụng Cloud Server. Bạn cũng cần có giải pháp riêng để bảo vệ toàn diện cho dữ liệu của mình. Không nên phó mặc tất cả mọi thứ cho nhà cung cấp.

Chọn nhà cung cấp uy tín

Khi sử dụng công nghệ điện toán đám mây, việc bảo mật và đảm bảo dữ liệu an toàn là ưu tiên hàng đầu. Do đó, doanh nghiệp cần chọn nhà cung cấp uy tín, đầu tư các giải pháp bảo mật phù hợp. Các đội ngũ IT, an ninh doanh nghiệp cần bám sát, tùy chỉnh nhanh chóng các phương pháp bảo mật để ngăn ngừa hiệu quả các mối đe dọa mạng nhằm vào điện toán đám mây.

Kết luận

Bảo mật dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây đang là vấn đề được dành được sự quan tâm từ doanh nghiệp hiện nay. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ đám mây cũng kéo theo nhiều vấn đề về bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho những thông tin quan trong kinh doanh, bạn cần có những những giải pháp bảo mật tối ưu nhất.

Để giúp bạn có thêm những gợi ý trong việc nâng cấp độ bảo mật cho hệ thống lưu trữ dữ liệu. ODS sẽ mang đến “Cập nhật 12 phương pháp tối ưu bảo mật hệ thống Server Linux” trong bài viết theo. Cùng đón xem nhé!

BÌNH CHỌN:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5 / 5. Phiếu bầu: 1

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

    YÊU CẦU TƯ VẤN DỊCH VỤ