Để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, tuyệt đối đừng bỏ qua 6 chiến thuật sau đây

Khách hàng là người bỏ tiền để mua sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu không hài lòng bởi sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, họ sẽ sẵn sàng tìm đến những thương hiệu khác. Vì thế, đối với mỗi doanh nghiệp, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng luôn là một trong những hoạt động quan trọng nhất góp phần xây dựng uy tín thương hiệu, đồng thời tạo ra nền tảng để phát triển doanh nghiệp

Thế nào là nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng?

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng 1

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng được xem như chìa khóa hàng đầu trong việc xây dựng thương hiệu

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là quá trình sử dụng phương tiện đa truyền thông để cung cấp thông tin cho từng nhóm khách hàng. Từ đó, giúp họ nhận ra việc tìm đến và chọn mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp là cần thiết.

Quá trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, bao gồm: tiếp thị qua điện thoại, blog, thư điện tử, ấn phẩm… Đây được xem như chiếc chìa khóa quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng thương hiệu, cũng như phát triển doanh nghiệp

Lợi ích của việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

khách hàng tiềm năng

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng giúp tiết kiệm chi phí, tăng doanh số cũng như lượng tương tác cho doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí

Một khi khách hàng hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, họ sẵn sàng giới thiệu doanh nghiệp của bạn đến những người mà họ quen biết. Vì thế, việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng không chỉ góp phần khiến họ mua sản phẩm mà còn tạo nên sự quảng bá miễn phí cho sản phẩm của chính bạn.

Tăng doanh số

Một nghiên cứu cho thấy 92% người tiêu dùng mua hàng theo lời giới thiệu từ người quen hơn những hình thức quảng cáo khác. Do đó, những khách hàng tiềm năng cùng sự quảng bá miễn phí từ họ đóng vai trò quan trọng trọng việc tăng doanh số cho sản phẩm.

Tăng tương tác

Và hiển nhiên, khi khách hàng hài lòng với bạn, cơ hội để họ tiếp tục chọn mua sản phẩm của bạn sẽ cao hơn. Ngoài ra, họ có thể quảng bá sản phẩm đến những người tiêu dùng khác. Điều này sẽ giúp thương hiệu của bạn được truyền bá rộng rãi hơn.

Sáu chiến thuật hoàn hảo để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

khách hàng tiềm năng

Nắm bắt tâm lý khách hàng là điều vô cùng quan trọng trong chiến lược nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Tìm hiểu điều khách hàng mong muốn nhất là gì?

Nắm bắt tâm lý khách hàng là điều vô cùng quan trọng trong chiến lược nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Biết được họ cần gì, nỗi lo hay khó khăn của họ là gì, doanh nghiệp từ đó có thể tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Phân loại khách hàng

khách hàng tiềm năng

Doanh nghiệp cần phân nhóm khách hàng, từ đó đề ra giải pháp để khách hàng nhận thấy việc tìm đến doanh nghiệp là cần thiết

Sau khi phân tích khách hàng, doanh nghiệp cần phân loại họ thành 3 nhóm nhỏ:

  • Nhóm khách hàng thụ động: là những người có đủ điều kiện để mua sản phẩm hay dịch vụ nhưng vẫn chưa có một nhu cầu cụ thể.
  • Nhóm khách hàng chủ động: là những khách hàng đủ điều kiện để mua sản phẩm hay dịch vụ và đang hoặc sẽ có nhu cầu.
  • Nhóm khách hàng sẵn sàng mua hàng: là những khách hàng có đủ điều kiện cũng như nhu cầu để mua hàng

Mục đích của việc phân loại này là để tìm ra vấn đề trước mắt của khách hàng là gì, từ đó đề ra giải pháp khiến khách hàng nhận thấy nhu cầu tìm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp là cần thiết.

Xây dựng từng chiến lược Marketing cho từng nhóm khách hàng

khách hàng tiềm năng

Tùy theo từng nhóm khách, doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược tiếp thị sao cho phù hợp nhất

Sau khi phân loại khách hàng, bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần thực hiện là xây dựng chiến lược Marketing phù hợp cho từng nhóm khách hàng. Tùy theo từng nhóm khách hàng mà các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp có sự khác biệt.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng vào thời điểm thích hợp

khách hàng tiềm năng

Doanh nghiệp cần có chiến lược cũng như cách thức liên lạc riêng để duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Mối liên hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng thường chia làm 4 giai đoạn cơ bản:

  • Tìm hiểu và thực hiện yêu cầu của khách hàng
  • Liên lạc lại với khách hàng trên chu kỳ mua hàng của họ
  • Tiếp tục liên lạc để tìm hiểu thông tin từ khách hàng
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng tiềm năng bằng cách liên lạc với họ khi có những sự kiện quan trọng như những buổi giới thiệu sản phẩm mới, chương trình ưu đãi, hội thảo…

Tùy theo từng thời điểm mà doanh nghiệp có những chiến lược cũng như cách thức liên lạc riêng để duy trì mối liên hệ với khách hàng.

Lưu ý đến những bức thư bị trả về

khách hàng tiềm năng

Làm mất liên lạc với khách hàng tiềm năng là một sai lầm to lớn.

Trong trường hợp những bức thư điện tử bị trả về, doanh nghiệp cần tìm hiểu lí do của vấn đề đó, xem khách hàng còn sử dụng địa chỉ mail đó không bằng mọi cách tìm hiểu và liên lạc với tài khoản hiện tại của khách hàng. Đừng bao giờ để mất liên lạc với khách hàng tiềm năng.

Chú trọng nội dung hơn là đặt nặng về hình ảnh cho các bức thư điện tử

khách hàng tiềm năng

Doanh nghiệp cần gia tăng tính cá nhân hóa để tối ưu trải nghiệm khách hàng.

Chìa khóa quyết định trong chiến lược nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là duy trì mối liên hệ với khách hàng. Doanh nghiệp đừng quá mức chú trọng vào những bức thư điện tử mang nặng tính quảng cáo, được gửi đến tất cả khách hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy mình không cảm nhận được tầm quan trọng đối với doanh nghiệp.

Thay vào đó, những cuộc liên hệ mang tính cá nhân, được gửi riêng đến từng khách hàng, chú trọng đến nội dung và đánh mạnh vào tâm lý cá nhân sẽ dễ dàng nhận được cảm tình của khách hàng hơn.

Nói tóm lại, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là một trong những chiến lược quan trọng mà doanh nghiêp phải ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng uy tín cũng như phát triển thương hiệu. Nếu có chiến thuật hợp lý, daonh nghiệp chắc chắn sẽ thu được những kết quả ngoài mong đợi.

BÌNH CHỌN:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5 / 5. Phiếu bầu: 1

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

    YÊU CẦU TƯ VẤN DỊCH VỤ