Serverless – Xu hướng điện toán đám mây nổi bật trong năm 2020

Serverless là mô hình điện toán đám mây tương đối mới lạ. Nhưng hiện nay nó đã phát triển rất nhanh và được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Serverless - Xu hướng điện toán đám mây nổi bật trong năm 2020

Serverless – Xu hướng điện toán đám mây nổi bật trong năm 2020

Nhờ sở hữu những ưu thế vượt trội mà Serverless hứa hẹn có khả năng triển khai kinh doanh lý tưởng. Với mô hình điện toán đám mây này, các bạn lập trình viên chỉ cần viết Code mà không cần phải quan tâm đến máy chủ. Vì các nhà cung cấp đám mây sẽ tự động quản lý phân bổ chúng.

Serverless là gì?

Serverless là nền tảng thực thi ứng dụng mà không cần phải quan tâm đến máy chủ.

Serverless là nền tảng thực thi ứng dụng mà không cần phải quan tâm đến máy chủ.

Serverless là nền tảng, môi trường cho phép thực thi các dịch vụ/ ứng dụng mà không cần phải quan tâm đến máy chủ. Khi sử dụng, bạn không cần phải lưu ý đến việc quản lý và phân bổ tài nguyên của hệ điều hành. Ngoài ra, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về các vấn đề nâng cấp, an toàn bảo mật và chỉ tập trung phát triển sản phẩm. Còn việc vận hành sẽ do nền tảng Serverless đảm nhiệm và quản lý.

Điểm đặc biệt mà nền tảng điện toán đám mây này mang lại là bạn chỉ phải trả tiền cho những phần đã sử dụng. Còn với những loại máy chủ ảo thông thường, dù bạn có sử dụng hay không thì vẫn phải trả tiền theo tháng.

Ví dụ, khi sử dụng một máy chủ áo thì bạn sẽ được tính tiền trọn gói. Chúng bao gồm thời gian chạy 24/7 trong 1 tháng, RAM, CPU, lưu trữ, băng thông. Với loại máy chủ ảo thông thường, nếu không hoạt động thì bạn vẫn phải chi trả hàng tháng. Dù bạn chỉ sử dụng 5-10% công suất nhưng phải trả tiền trọn gói. Còn đối với Serverless, chi phí sẽ được tính như gói cước điện thoại vậy. Nó được tính theo Block giây, gọi bao nhiêu thì tính tiền bấy nhiêu.

Các mô hình dịch vụ của Serverless

Serverless gồm có 2 mô hình dịch vụ cơ bản. Chúng có các chức năng và được thiết kế dành riêng cho những ứng dụng khác nhau.

Mô hình BaaS – Backend As A Service

Bass sẽ chuyển phần lớn Code Logic về phía Frontend.

Bass sẽ chuyển phần lớn Code Logic về phía Frontend.

Đối với mô hình này, phần lớn Code Logic của bạn sẽ được chuyển về phía Frontend để xử lý. Còn với Backend thì dùng các API đã có sẵn của bên thứ ba.

Ví dụ:

Doanh nghiệp của bạn muốn có được một ứng dụng dự báo thời tiết. Nhưng hiện tại bạn không có một số dụng cụ cần thiết như vệ tinh, máy đo đạc,… lấy dữ liệu để viết Code xử lý.

Trường hợp này, bạn hãy lấy các dữ liệu về thời tiết từ API đã được Public. Chúng được cung cấp bởi bên thứ ba chẳng hạn như Google Weather API. Khi đã có được dữ liệu đó rồi, bạn sẽ xử lý Login hiển thị ở phía Frontend.

Mô hình FaaS – Function As A Service

Với mô hình FaaS, bạn sẽ không phải sử dụng API có sẵn.

Với mô hình FaaS, bạn sẽ không phải sử dụng API có sẵn.

Với mô hình điện toán đám mây này thì bạn không phải sử dụng API có sẵn như ở BaaS. Thay vào đó, bạn sẽ tự viết các API cho mục đích riêng, sau đó triển khai chúng lên trên Server.

Đối với các mô hình thông thường như Client-Server thì bạn sẽ phải thuê Server, sau đó Deploy Code lên. Thay vào đó, khi ứng dụng mô hình Faas, các nhà phát triển sẽ Deploy Code dưới dạng các Function (FaaS). Các Function này có thể gọi dưới dạng là RestAPI.

Khi sử dụng FaaS, nhà phát triển chỉ cần viết Code mà không cần quan tâm đến Server hay Code sẽ được lưu trữ ở đây. Mà phần này sẽ được nhà cung cấp của bên thứ ba tự động quản lý.

Một ưu điểm nữa là bạn chỉ cần trả tiền dựa trên phần tài nguyên thực tế đã sử dụng. Bạn cũng không phải trả trước số tiền nhất định cho thời gian cụ thể như khi thuê Server mô hình Client-Server.

Lợi ích của Serverless

Sử dụng Serverless đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần tập trung vào sản phẩm cốt lõi. Bạn cũng không phải quản lý và vận hành máy chủ dù là trên nền tảng điện toán đám mây hay hệ thống máy chủ. Nhờ sự cắt giảm công sức tổng thể này mà bạn sẽ có nhiều thời gian và năng lượng hơn để tập trung vào xây dựng sản phẩm. Từ đó sẽ có được quy mô hoạt động linh hoạt và ổn định cao. Các ưu điểm vượt trội mà mô hình này mang lại như:

  • Độ sẵn sàng cao
  • Tiết kiệm chi phí
  • Không cần quản lý máy chủ
  • Linh hoạt điều chỉnh quy mô

Độ sẵn sàng cao

Ứng dụng này có dung sai và độ sẵn sàng tích hợp cao. Các dịch vụ chạy ứng dụng cung cấp sẵn kiến trúc cho những khả năng này đến ứng dụng mặc định. Do đó, bạn không cần phải xây dựng lại các kiến trúc này. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng chọn trung tâm dữ liệu (một hoặc nhiều nơi) để nhắm mục tiêu triển khai sản phẩm.

Tiết kiệm chi phí

Sau khi triển khai Serverless thì chi phí gần như bằng 0 nếu bạn không có yêu cầu nào, hoặc không có hành động gọi hàm. Còn lại thì bạn sẽ chỉ trả phí theo cách dùng bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu.

Không cần quản lý máy chủ

Bạn sẽ không cần cung cấp máy chủ và duy trì chúng. Bên cạnh đó, bạn cũng không cần bất kỳ phần mềm nào hay mất nhiều thời gian để nâng cấp, thiết lập và quản trị.

Linh hoạt điều chỉnh quy mô

Các ứng dụng của bạn có thể được điều chỉnh quy mô tự động. Bạn có thể thay đổi bằng cách chuyển đổi đơn vị đã sử dụng như bộ nhớ, thông lượng. Với các máy chủ độc lập sẽ khó để thay đổi hơn.

Kết luận

Sử dụng Serverless cho mô hình điện toán đám mây hiện là một trong những sự lựa chọn tối ưu nhất. Serverless giúp bạn tiết kiệm thời gian để dành trọn công sức của mình vào việc quan trọng như phát triển sản phẩm. Ngoài ra, việc giúp bạn tiết kiệm được chi phí đáng kể cũng sẽ là một trong những lý do mà nhiều doanh nghiệp muốn chuyển đổi sang mô hình này.

BÌNH CHỌN:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5 / 5. Phiếu bầu: 2

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

    YÊU CẦU TƯ VẤN DỊCH VỤ