Voice OTP là gì? Vì sao tiết kiệm hơn so với SMS OTP?

Khi nhắc đến vấn đề cấp mật khẩu trong các giao dịch trực tuyến. Xu hướng hiện nay lại đang thiên về Voice OTP vì ưu điểm tiết kiệm hơn so với SMS OTP.

Qua bài viết dưới đây, hãy cùng ODS tìm hiểu vì sao một số ngành yêu cầu bảo mật thông tin hàng đầu như ngân hàng lại đang dần thay đổi phương thức xác thực dữ liệu nhé!

1. Vì sao Voice OTP đang là xu hướng mới?

1.1 Khái niệm

Đây là một dạng mật khẩu đặc biệt bởi nó chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất và trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian giới hạn này thường kéo dài vài chục giây cho đến vài phút. Thông thường, chúng ta thường bị yêu cầu nhập OTP trong các giao dịch cần xác minh thông tin người dùng.

OTP sử dụng trong các giao dịch trực tuyến

OTP sử dụng trong các giao dịch trực tuyến

Mã OTP phát huy công dụng tối đa của mình trong việc bảo mật thông tin, nâng cao an toàn trong các giao dịch trực tuyến. Đặc biệt là thanh toán online, giao dịch chuyển tiền ngân hàng.

Hiện nay, phổ biến nhất trong người dùng có lẽ là SMS OTP. Người dùng sẽ nhận được một dãy số/ ký tự là mật khẩu dưới dạng tin nhắn đến số điện thoại đăng ký. Được gửi tự động từ hệ thống mà người dùng thực hiện giao dịch. 

Mã được gửi đến điện thoại để xác minh giao dịch

Mã được gửi đến điện thoại để xác minh giao dịch

1.2 Sự phổ biến của mã xác nhận

Từ khái niệm trên, ta có thể hiểu Voice OTP chính là mật khẩu được chuyển đến người dùng thông qua cuộc gọi từ tổng đài ảo. Voice OTP được xem là một dạng mật khẩu cấp 2 trong chế độ bảo mật hai lớp khi sử dụng Internet Banking. 

Mặc dù vậy, thực ra bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng dịch vụ này. Trong quá trình vận hành và triển khai công việc kinh doanh của mình. Tùy từng dịch vụ, loại giao dịch mà các thao tác thực hiện sẽ yêu cầu độ an toàn thông tin khác nhau. 

Điển hình nhất vẫn là nhu cầu sử dụng Voice OTP khi lập tài khoản trên các loại sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc ví điện tử, … Hoặc các nền tảng khác liên quan đến giao dịch thanh toán trực tuyến. Lúc này, ắt hẳn một mã Voice OTP là phương pháp cần có để gia tăng tính bảo mật và xác nhận danh tính.

Tuy nhiên, vì sao lại có nhận định rằng Voice OTP giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn SMS OTP?

2. Vì sao Voice OTP tiết kiệm hơn so với SMS OTP?

Voice OTP vs SMS OTP

Voice OTP vs SMS OTP

2.1 Tiết kiệm chi phí hơn

Phân tích từ chi phí cho một cuộc gọi để nhận mật khẩu với một tin nhắn gửi mật khẩu đến người dùng. Có thể nói sự chênh lệch là rất lớn. Cụ thể, cước phí cho một cuộc gọi thành công giao động từ 20-30s tốn khoảng 400đ/OTP. So với một tin nhắn gửi thành công là khoảng 800 đồng/OTP.

Đặc biệt, nếu người dùng chưa bắt máy hoặc máy bận. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng tính năng tự động gọi lại sau một thời gian nhất định của Voice OTP. Như vậy, hệ thống sẽ tự động thống kê lại các cuộc gọi và tình trạng của cuộc gọi như máy bận, không nhấc máy, không liên lạc được. Ghi nhận Voice OTP không thành công nên không tính phí.

Theo đó, với khả năng quản lý thời lượng ghi âm gọi ra, Voice OTP giúp doanh nghiệp kiểm soát được chi phí một cách tối ưu so với SMS OTP và thiết bị token.

Ưu điểm của Voice OTP

Ưu điểm của Voice OTP

2.2 Ưu điểm nổi bật khác

Voice OTP còn có một số ưu điểm nổi bật sau:

  • Đọc được cả chuỗi ký tự chữ hoặc/và số tùy biến trong API.
  • Tùy chọn tự động lặp lại mã OTP nhiều lần. Trong trường hợp người dùng không kịp nghe hoặc ghi nhớ mật mã.
  • Có thể sử dụng đầu số tổng đài của doanh nghiệp (số CSKH, hotline) hiện có để gọi ra. Góp phần gia tăng hiện diện với người dùng. 
  • Khả năng bảo mật cao hơn so với SMS OTP. Bởi lẽ OTP gửi qua Voice chỉ được gửi thành công khi người dùng nhấc máy. Hơn nữa, hình thức thông báo mật khẩu qua cuộc gọi cũng góp phần gia tăng tính riêng tư. Các đặc điểm trên tạo nên lợi thế lớn giúp hình thức Voice OTP trở nên an toàn tuyệt đối.

BÌNH CHỌN:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 0 / 5. Phiếu bầu: 0

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

    YÊU CẦU TƯ VẤN DỊCH VỤ